Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Thói đời

       
Bần cư trung thị vô nhân vấn (Nghèo khó mà ở giữa chợ thì cũng chẳng ai hỏi han)
       
Phú tại sơn lâm hữu khách tầm (Giàu có mà ở tận rừng núi thì cũng có người tìm đến)

Vợ chồng cụ già trong miền Nam trúng xổ số hơn 7 tỷ đồng hiện nay đã trở thành người hết tiền. Qua những thông tin khi cụ trúng số và hoàn cảnh hiện nay của hai cụ, tôi thấy thói đời đen bạc thật. Chợt nghĩ đến bài thơ Thói đời của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Thế gian biến đổi vũng nên đồi 
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi 
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử 
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi 
Xưa nay đều trọng người chân thực 
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi 
Ở thế mới hay người bạc ác 
Giàu thì tìm đến khó tìm lui.
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Hết tiền, hết sạch người thân

“Ngày cụ Hết trúng số hơn 7 tỉ bạc thì ở đâu con cháu họ hàng ùa đến như con ong về tổ. Bây giờ, khi cụ hết sạch tiền thì chẳng mấy ai đến thăm” - người phụ nữ cạnh nhà cụ Hết nói về hoàn cảnh cụ sau 3 năm trở thành tỉ phú. 


Trúng số 7,6 tỉ đồng ở tuổi 97

Gần đến ngày cuối năm, hàng xóm chộn rộn dọn dẹp nhà cửa để đón Tết, chẳng ai để ý đến hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hết và cụ bà đang ngồi hóng mát ngoài sân vốn đã quá quen thuộc. Ngồi trên chiếc ghế nhỏ trước nhà, ông thấy chị bán vé số vẫn hay đi ngang, ông vẫy lại rồi móc trong túi ra đồng bạc 10 nghìn để mua 1 vé. Chợt bất ngờ nghĩ lại giấc mơ tối qua, ông thấy mình 3 lần trúng số nên ông dặn cô bán số đứng chờ, lọm khọm vào nhà lấy cái phong bao lì xì có đồng 100 nghìn để mua thêm 5 vé nữa.

Mới hơn 5 giờ chiều ông đã nhờ mấy người hàng xóm dò giúp. Cầm xấp vé số cụ Hết đưa, anh T - hàng xóm -  như tá hỏa khi trong 6 vé thì có 1 vé trúng giải may mắn, còn lại 5 tờ thì trúng giải độc đắc với tổng giá trị lên đến 7,6 tỉ đồng. Báo cho cụ biết là cụ đã trở thành tỉ phú, anh này nói cụ nên đi vào nhà, sau đó gọi điện cho đại lý thu đổi vé trúng thưởng đến để kiếm chút hoa hồng. Quá bất ngờ khi giấc mơ đêm trước nay đã trở thành sự thật, cụ Hết quyết định đổi hết 6 vé, lấy tiền mặt cho chắc ăn.

“Khi chiếc xe chở tiền đến, cả xóm như hết hồn vì không ngờ rằng cụ ông 97 tuổi đã trở thành tỉ phú. Mọi người kéo nhau đến xem, từng cục, từng bao tiền được chuyển vào ngôi nhà của cụ trước ánh mắt ngạc nhiên xen chút ghen tỵ của những người chứng kiến. Thấy cụ Hết có thể bị nguy hiểm vì sở hữu số tiền quá lớn, ngay đêm đó mấy anh công an và chính quyền địa phương đã cử người xuống nhà cụ để đề phòng bất trắc” - một người hàng xóm bồi hồi kể lại.

Đêm ấy, người ta thấy cụ Hết và người vợ là cụ Ba đã 82 tuổi bị đãng trí đến khuya vẫn chưa ngủ. Cái tin cụ Hết trúng số chẳng mấy chốc lan xa, ngay chiều hôm sau, những rắc rối bắt đầu ập đến với cụ. Những người lạ mặt ở đâu kéo đến, tự xưng là bà con rồi đi thẳng vào nhà cụ cứ như là quen biết lâu lắm, rồi lục lọi trong nhà để tìm chỗ cụ cất tiền. Trước thái độ đó, một số người đã nhắc nhở thì họ nói “chúng tôi là bà con của cụ, chúng tôi đến để bảo vệ cụ khỏi bị bọn gian đến lấy tiền, mấy người là ai mà cứ xen vào chuyện của người khác thế”. Thấy vậy, cụ nói: “Tiền đã đưa cho chính quyền giữ rồi, từ từ cụ sẽ cho chứ đừng làm như vậy, hàng xóm coi kỳ lắm”. Tuy nhiên, trước những lời của cụ, họ vẫn bỏ ngoài tai rồi tiếp tục lục lọi khắp căn nhà.
  
Một đồn mười, mười đồn trăm…, những ai có bà con xa với cụ hay bên vợ cứ thế ùn ùn đổ về, kể khó, kể khổ rồi khóc lóc cốt chỉ để cụ thương lòng mà cho chút tiền. Chứng kiến những cảnh khó coi đó, những hàng xóm của cụ không giấu được sự bất ngờ. Họ tự hỏi, suốt mấy chục năm trời cụ Hết và vợ sống ở đây có ai đến thăm đâu, nay trúng số thì ở đâu bà con, cháu chắt kéo đến đấm bóp, chăm sóc nhà cửa… cứ làm như là thương cụ lắm. Cám cảnh cho thân cụ, UBND phường đã đề nghị cụ gửi 6 tỉ vào ngân hàng, số tiền còn lại sau khi trừ thuế cụ còn lại khoảng 700 triệu thì để chi tiêu, ban phát cho con cái, cúng dường, ủng hộ… tùy cụ quyết định.

Bị  đãng trí, lại thương người nên chỉ mấy ngày thôi, cụ đã “tiêu” hết cả mấy trăm triệu cho mấy đứa bà con cháu chắt tự nhận dù qua hai đời vợ, cụ có đứa con nào đâu. Không quên ơn nghĩa của mấy sư phụ ở chùa đã cho mình 300 nghìn một tháng để dưỡng lão, cụ cúng dường 55 triệu đồng để nhà chùa giúp đỡ những hoàn cảnh khốn khó. Để trả ơn hàng xóm tốt bụng ngày ngày vẫn cho cụ miếng cơm, con cá, cụ cho mỗi người hàng chục triệu để làm vốn sinh nhai. Thậm chí, những ai xa lạ đến kể lể, cụ cũng lấy tiền ra cho vài triệu để họ có đồng vốn lận lưng, coi như là cho cái cần câu để họ kiếm miếng cơm.

Hết sạch người thân khi… chuẩn bị tái nghèo

Giàu nhanh là thế, cụ Hết cũng chẳng có ước mơ gì cao xa. Căn nhà tình thương được Nhà nước tặng theo diện xóa đói giảm nghèo vốn đã cũ nát, nóng bức, cụ xin mấy anh ở phường được nâng cái nền lên cho mát, rồi áp gạch men để sạch sẽ hơn. Có người nói cụ nên mua thêm máy giặt, tủ lạnh, điều hòa để hưởng thụ vật chất nhưng cụ lắc đầu. Cụ chỉ cần “cái tivi 21 inch” mới để xem cho đã, mua cái máy quạt mới để được mát mỗi khi trời nóng bức. Cụ chỉ cần hàng xóm lui, hàn thuyên với cụ là cụ vui rồi. Dù nắm trong tay cả mấy tỉ đồng, nhưng ước mơ của cụ chỉ là có được một nồi thịt kho để ăn cho đã thèm. Số tiền cụ gửi ở ngân hàng để lấy tiền lãi, lâu lâu cụ lại bảo con cháu rút ra để cho những hoàn cảnh khốn khó…
  
Rồi như một định mệnh bí ẩn của những ai trúng số độc đắc, mấy tháng sau thì vợ ông - cụ Ba - qua đời. Đám tang của cụ Ba ngoài mấy hàng xóm, chính quyền địa phương đến chia buồn thì tuyệt nhiên chả có ai trong số những đứa cháu “đại bác bắn mấy ngày không đến” từng đến xin tiền của cụ có mặt, phúng điếu. Lo tang ma cho vợ xong, trông cụ buồn hẳn, sức khỏe sa sút do thường xuyên thức khuya, suy nghĩ nhiều điều.

Trở lại căn nhà của cụ sau hơn 3 năm cụ Hết trúng số, trước mặt chúng tôi là một căn nhà hiu quạnh, không có người ở. Hỏi mấy anh chị có nhà bên cạnh, họ nói: “Cụ đã chuyển lên quận Gò Vấp ở với đứa cháu họ rồi. Từ ngày cụ đi, căn nhà khóa cửa im ỉm, đêm đến thì tối om, chỉ nghe tiếng chuột chạy rột roạt phát ra từ bên trong. Lâu lâu có người con riêng của cụ Ba sang mở khóa, vào quét dọn, thắp cho cụ Ba nén nhang rồi ra về”. Sao lại ứng với cái tên cụ đến thế: Cụ Hết”.

Sau một hồi kể về cái ngày cụ Hết bất ngờ trở thành tỉ phú, một chị trung niên thở dài: “Trời cho trúng số bạc tỉ, tưởng đâu cụ có lộc tuổi già. Vậy mà chỉ mới có mấy tháng thì vợ mất, con cháu nghi kỵ cãi nhau cũng chỉ vì tiền. Hồi cụ còn ở đây, nhiều lúc cụ than thân trách phận rồi lại tiếp tục mua vé số. Có sẵn tiền, cụ mua ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là sau khi cụ trúng thêm một lần mấy tờ giải bảy, mỗi giải chỉ có 600 nghìn đồng. Sau lần ấy, cụ nói là mình còn trúng tiếp 1 lần nữa vì trong mơ cụ thấy mình trúng số tới 3 lần”. Do tuổi đã cao, lại bị đãng trí nên cứ hứng lên là cụ lại lệnh cho con cháu rút tiền để mua vé số, thích cho ai thì cho, chẳng cần nghĩ ngợi.

Hỏi về địa chỉ của người cháu đang cưu mang cụ, chúng tôi nhận được cái lắc đầu của mấy hàng xóm. Có người nói là cụ đã lên trên quận Gò Vấp từ cuối năm 2012, lại có người cho rằng cụ đi từ đầu năm 2012 nhưng tựu chung lại là do cụ buồn, sức khỏe yếu lại bị mấy người lạ ở đâu đến xin tiền nên mấy đứa cháu mới đưa cụ đi chỗ khác để nuôi nấng vì dù sao mỗi tháng cụ cũng có được hơn chục triệu tiền lãi từ ngân hàng.

Một người hàng xóm già bảo: “Trúng số, làm phước nhiều như cụ Hết còn khổ vậy thì thà không trúng còn hơn. Suốt 30 năm ổng mua vé số, tưởng ông trời thương tình cho lại cái lộc, ai ngờ có tiền tỉ rồi mà vẫn đơn độc, nhà thì không dám ở, lại bỏ xứ ra đi. Nghĩ mà cảm thương cho cụ quá”. Nói đoạn, ông ngồi xuống chiếc ghế, nơi hằng ngày cụ Hết vẫn ngồi hóng mát rồi nói: “Ở đời là thế đó, có tiền thì ở đâu kéo đến nhận bà con, hết tiền thì sống thui thủi một mình. Có lần, trong lúc buồn, cụ Hết nói với mấy đứa cháu hàng xóm, rằng thà cụ không trúng độc đắc chắc cụ hạnh phúc hơn”.

Theo Trường Sơn
Lao Động





Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Nhất khuyển phệ hình, bách khuyển phệ thanh (一 犬 吠 形, 百 犬 吠 聲)

           Cún là một con chó được nuôi để trông nhà. Đêm ấy, nó thức để trông nhà cho ông chủ của nó. Nửa đêm, khi làng xóm ngủ say, nó thấy bóng một tên trộm đi về phía cổng của ngôi nhà nó đang canh giữ. Thấy vậy, nó sủa lên rất dữ dội, chủ nhà nghe thấy cũng thức dậy. Tên trộm thấy động liền bỏ đi.
          Thấy tiếng sủa của Cún, các con chó được nuôi trong xóm cũng sủa lên. Tất cả lũ chó trong xóm cùng sủa.
          Sáng hôm sau, lũ chó được các nhà chủ thả ra để cho đi vệ sinh và chạy nhảy. Cún được gặp lại bạn là những con chó hàng xóm. Lũ chó hàng xóm xúm lại, nhao nhao hỏi Cún:
          - Này anh Cún! Đêm qua làm sao mà anh sủa dữ vậy?
          - Đêm qua nhà chủ tôi có trộm! Thế còn nhà các bạn làm sao mà các bạn sủa dữ vậy? Cún hỏi.
          - Là ... vì...  ... Lũ chó hàng xóm ngập ngừng.
          - Vì sao? Hay nhà các bạn cũng có trộm? Cún hỏi.
          - Không phải! Làm gì có trộm nào! Chúng tôi thấy tiếng anh sủa nên chúng tôi cũng sủa lên. Lũ chó hàng xóm trả lời.
          - Các bạn có thấy rằng các bạn đã làm một việc làm vô bổ không? Nếu không cẩn thận các bạn tự rước hoạ vào mình đấy. Cún nói.
          - Sao vậy? Anh Cún nói rõ hơn được không? Lũ chó hàng xóm hỏi.
          - Nhà của chủ tôi có trộm nên tôi sủa để đuổi trộm và báo cho chủ tôi biết mà dậy để đuổi trộm. Nhà các bạn có trộm đâu mà sủa, các bạn đã mắc hai tội: Tội thứ nhất nhà không có trộm mà sủa là đánh lừa chủ, tội thứ hai là làm mất giấc ngủ của chủ. Nếu các bạn cứ a dua như thế, có ngày các bạn bị chủ cho vào xoong để làm "cầy tơ 7 món đấy". Cún nói.

          - Ôi! Cảm ơn anh Cún nhiều, nhờ anh mà chúng tôi  ngộ ra được nhiều điều...Lũ chó hàng xóm thẹn thùng.

Xin cho những lời nhận xét vào mục Không có nhận xét nào ở phía dưới

(Vũ Đức Cảnh)

Chú thích: Nhất khuyển phệ hình, bách khuyển phệ thanh (Một con chó nhìn thấy hình người lạ thì nó sủa, một trăm con chó khác chẳng nhìn thấy gì chỉ nghe thấy tiếng sủa của con chó ban đầu cũng cứ sủa om lên)

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Là Vợ

Trời sinh mình ra là gái
Sẽ về làm vợ người ta
Là về làm dâu nhà khác
Công dung ngôn hạnh làm đầu.

Trời sinh ra mình phận vợ
Nói ngọt thì lọt đến xương
Nói năng đừng nên cau có
Phải luôn trên kính dưới nhường.

Trời sinh ra mình làm vợ
Luôn giữ tổ ấm gia đình
Hãy nhớ cơm sôi nhỏ lửa
Cửa nhà lúc nào cũng yên.

Trời sinh mình ra làm vợ
Con mình sinh là con trai
Đối với mẹ chồng hiếu thuận
Sau này mình có con dâu.

Nếu con mình là con gái
Sau cũng làm dâu nhà người
Dạy con ngoan hiền, đức hạnh
Để làm dâu thảo người ta.

Trời sinh mình ra làm vợ
Phải yêu quý người nhà chồng
Đừng nên mặt mày nặng nhẹ
Kẻo làng xóm lại cười chê.

Trời sinh mình ra làm vợ
Chớ ăn thua đủ với chồng
Chồng giận lảng đi chỗ khác
Lửa to chớ đổ thêm dầu.

Trời sinh mình ra làm vợ
Mềm mỏng thiên tính của mình
Lạt mềm thì luôn buộc chặt
Thuận hoà tát cạn Biển Đông.
                          (Vũ Đức Cảnh)


Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Nghệ thuật Ghen

Ghen thì có nhiều kiểu. Trên Ti vi, đài báo nói nhiều về các vụ đánh ghen rùng rợn. Nhưng cũng có những kiểu đánh ghen làm cho mọi người phải suy ngẫm. Như câu chuyện sau đây(Chuyện có thật 100% nhưng vì lí do tế nhị nên tên các nhân vật được đổi), mời các bạn tham khảo.

            Vợ chồng anh Nam và chị Nữ (tên họ do tôi tự đặt) thật là đẹp đôi. Gia đình giàu có, anh chị yêu nhau một thời gian dài rồi mới cưới. Anh và chị đều có địa vị trong xã hội. Họ là vợ chồng trẻ thành đạt. Nhà anh có mấy chiếc ô tô chở hàng thuê nên không phải lo về cơm áo gạo tiền. Chị xinh, anh đẹp. Anh Nam là người cao to đẹp trai và trông dáng thật phong trần và nghệ sĩ. Vì vậy gái theo cũng nhiều.
           Rồi anh cặp kè với một cô ít tuổi hơn vợ và cũng thật xinh. Mọi người trong gia đình chồng đều phản đối anh. Vợ anh đến cơ quan, mọi người còn tức thay cho chị. Người thì bảo rằng phải xé xác kẻ cướp chồng mình, người thì bảo phải cho nó một trận nên thân. Nói tóm lại chị em bạn của vợ ở cơ quan người ta rất bức xúc. Còn chị, chị chỉ lặng yên với vẻ mặt buồn buồn.
             Gia đình anh Nam từ bố mẹ đến anh chị em ruột đều bực tức, họ bàn cách bắt quả tang khi anh Nam và cô gái kia hành sự.
             Rồi có nguồn tin báo cho bà chị ruột của anh Nam. Bà chị kéo thêm mấy người em ruột nữa đi và lôi cho kì được chị Nữ vợ anh Nam đi để đánh ghen. Cực chẳng đã, chị Nữ phải đi theo các anh chị nhà chồng.
             Biết rõ anh Nam và cô gái kia ở trong một khách sạn, mọi người kéo nhau đến. Họ bắt quả tang đôi trai gái đang say mê hành sự. Các chị ruột anh Nam thì làm tanh bành lên, xông vào để ăn thua với cô gái kia. Còn chị Nữ vợ anh Nam thì không nói gì, chứng kiến mọi việc xảy ra trước mắt mình. Các bà chị lại càng tức lôi chị Nữ vào để ít nhất thì cũng cho cô gái kia một vài cái bạt tai.
          Chị Nữ đi vào gần cô gái, giơ tay chỉ về phía chồng mình và nhỏ nhẹ với cô gái:
          - Bạn ơi bạn nhầm rồi, đây là chồng của tớ!
          Và chị quay sang anh Nam chồng của chị và nói một câu rất nhỏ nhẹ:
          - Anh ơi về đi, các con đang đợi ở nhà!

Xin cho nhận xét, bình luận vào đường dẫn Không có nhận xét nào:  ở bên dưới của bài viết

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Số má thế này ư?

Chúng ta biết, hỗn số gồm phần nguyên và phần phân số. Phân phân số nằm trong hỗn số phải có tử số luôn nhỏ hơn mẫu số. Nói cách khác, hỗn số là phép chia số tự nhiên có dư. Phép chia có dư thì số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. Số chia là Mẫu số nằm trong phần phân số của hỗn số, số dư là Tử số nằm trong phần phân số của hỗn số.
Lâu không để ý, hôm nay giở đến quyển Toán Tuổi Thơ-một ấn phẩm nổi tiếng của Toán học bậc tiểu học - tôi thấy nó thế này đây. Xin chụp lại y nguyên cho các bạn xem.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Hài hước về Sạch - Bẩn

             Sạch và bẩn là hai từ trái nghĩa nhau. Ai cũng có thể hiểu sạch, bẩn là gì và hiểu về những biểu hiện cụ thể về sạch và bẩn.
             Trong thời gian đi học nâng cao, tại lớp Đại học của tôi, cô giáo tuy già nhưng rất vui tính. Nhân lúc rảnh rỗi trong giờ giải lao. Cô đọc cho chúng tôi nghe bài thơ sau, xin chép lại cho các bạn tham khảo. (Tiêu đề do tôi tự đặt)
                                                           Sạch và Bẩn
                                      Đường sạch gì mà em buông váy,
                             Giường bẩn gì mà em vén váy lên,
                             Thức ăn bẩn gì mà em dùng đũa,
                             Cái ấy sạch gì mà em bốc bằng tay.


Xin cho nhận xét, bình luận vào đường dẫn Không có nhận xét nào:  ở bên dưới của bài viết

Bài tri ân của HS Phạm Thị Phương Thảo



Xin cho nhận xét, bình luận vào đường dẫn Không có nhận xét nào:  ở bên dưới của bài viết