Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017
Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017
Có lẽ nào?
Lời
tựa: Đến nhà anh bạn chơi, ăn cơm xong, nằm nghỉ trưa bên anh bạn. Nói chuyện
được gần chục phút thì anh ấy ngáy khò khò. Không thể ngủ được, bèn lấy bút ra
viết. Trước đó, gặp cô bạn cũ, hỏi gia cảnh, tôi ngạc nhiên về mối tình đẹp như
tiểu thuyết của cô nay đã đi vào dĩ vãng và cô rất đau khổ. Lấy cảm hứng đó,
tôi viết bài này. Anh bạn tỉnh ngủ và là người đầu tiên được đọc. (Tác giả Vũ Đức Cảnh)
Có lẽ nào lại như thế được
chăng?
Ôi cuộc đời luôn trắng-đen, đen-trắng,
Như bản nhạc chợt im khi khoảng lặng,
Chuyện chúng mình chỉ có thế thôi chăng?
Nhớ khi nào anh thề thốt dưới trăng,
Tôi chợt hiểu trăng đầy rồi lại khuyết,
Tình của anh bây giờ như trăng khuyết,
Có bao giờ đầy lại được không anh?
Ta gặp nhau khi anh chưa thành danh,
Hai đứa mình đã "đồng cam cộng khổ", (1)
Đến bây giờ, anh lên xe xuống ngựa,
Có nhớ hồi "bĩ cực" thuở ngày xưa? (2)
Anh bây giờ có kẻ đón người đưa,
Lời anh nói có "tiền hô-hậu ủng",
Vây quanh anh bao bạn bè, "tâm phúc",
Có lúc nào anh chợt nghĩ đến tôi?
Đến với anh, tôi không nghĩ xa xôi,
Tôi đâu biết bây giờ "anh lại thế",
Đối với anh, trọn đời tôi tử tế,
Tôi những mong, anh như thế với tôi.
(Vũ Đức Cảnh, làm tại thôn Kinh Dương, xã Thái Dương, Bình Giang, Hải Dương, 14 giờ 30 ngày 29-5-2016)
Chú giải:
(1) Trong tiếng Hán:
-Cam
甘 là vị ngọt
- Khổ 苦 là vị đắng
(2) Bĩ cực: khổ cực tột cùng.
- Bĩ 否 là khổ cực
- Cực 极 là tột cùng
Lấy ý tứ trong câu thơ của Nguyễn Trãi:"Càn khôn bĩ, cực rồi lại thái. Nhật nguyệt hối rồi lại minh". Ý nói sự xoay vần của tự nhiên. Cái gì đạt đến cực đại rồi lại đi xuống, đạt cực tiểu rồi đi lên như biểu đồ hình sin.
Như bản nhạc chợt im khi khoảng lặng,
Chuyện chúng mình chỉ có thế thôi chăng?
Nhớ khi nào anh thề thốt dưới trăng,
Tôi chợt hiểu trăng đầy rồi lại khuyết,
Tình của anh bây giờ như trăng khuyết,
Có bao giờ đầy lại được không anh?
Ta gặp nhau khi anh chưa thành danh,
Hai đứa mình đã "đồng cam cộng khổ", (1)
Đến bây giờ, anh lên xe xuống ngựa,
Có nhớ hồi "bĩ cực" thuở ngày xưa? (2)
Anh bây giờ có kẻ đón người đưa,
Lời anh nói có "tiền hô-hậu ủng",
Vây quanh anh bao bạn bè, "tâm phúc",
Có lúc nào anh chợt nghĩ đến tôi?
Đến với anh, tôi không nghĩ xa xôi,
Tôi đâu biết bây giờ "anh lại thế",
Đối với anh, trọn đời tôi tử tế,
Tôi những mong, anh như thế với tôi.
(Vũ Đức Cảnh, làm tại thôn Kinh Dương, xã Thái Dương, Bình Giang, Hải Dương, 14 giờ 30 ngày 29-5-2016)
Chú giải:
(1) Trong tiếng Hán:
-
- Khổ 苦 là vị đắng
(2) Bĩ cực: khổ cực tột cùng.
- Bĩ 否 là khổ cực
- Cực 极 là tột cùng
Lấy ý tứ trong câu thơ của Nguyễn Trãi:"Càn khôn bĩ, cực rồi lại thái. Nhật nguyệt hối rồi lại minh". Ý nói sự xoay vần của tự nhiên. Cái gì đạt đến cực đại rồi lại đi xuống, đạt cực tiểu rồi đi lên như biểu đồ hình sin.
Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017
Cho và nhận
(Tác giả Vũ Đức Cảnh)
Ta cho đi vật chất,
Để nhận lại tinh thần,
Cái cho đi thì ít,
Cái nhận lại thì nhiều.
Người, mất-còn, còn-mất,
Đời, lúc thịnh, lúc suy,
Ai ơi chớ so bì,
Lẽ thiệt hơn, hơn thiệt.
Mất bao nhiêu là thiệt?
Được ngần nào là hơn?
Có dịp cứ làm ơn,
Đừng vội mong báo đáp.
Giúp ai nhiều đến mấy,
Chớ có mà kể công,
Ơn ai nhẹ như bông,
Lòng mình luôn mang nặng.
Đời đắng cay, ngọt mặn,
Người lúc nhục, lúc vinh,
Những kẻ luôn vì mình,
Chính là người cô độc.
- Cây nào chẳng có Lộc!
- Người nào chẳng có Nhân!
Trong ta có hai phần,
Bản năng và lí trí.
Bản năng hiện phần Con,
Phần Người là tình-lí,
Con người có suy nghĩ,
Cần biết rõ đúng sai.
Trời sinh người hai tai,
Để ta nghe hai lượt,
Nhưng miệng thì có một,
Để nói ít nghe nhiều.
Chớ có nên lắm điều,
Đừng coi mình là nhất,
Đời luôn có quy luật,
Mạnh, có kẻ mạnh hơn.
Lấy oán mà trả ơn,
Hận thù cao lên mãi,
Dùng ơn mà báo oán,
Hận thù dứt được ngay.
Cần học những điều hay,
Tránh xa bao điều dở,
Đừng điều ngoa, bợ đỡ,
Cuộc sống sẽ bình an.
(Đã đăng ở website cũ ngày 18-02-2014)
Để nhận lại tinh thần,
Cái cho đi thì ít,
Cái nhận lại thì nhiều.
Người, mất-còn, còn-mất,
Đời, lúc thịnh, lúc suy,
Ai ơi chớ so bì,
Lẽ thiệt hơn, hơn thiệt.
Mất bao nhiêu là thiệt?
Được ngần nào là hơn?
Có dịp cứ làm ơn,
Đừng vội mong báo đáp.
Giúp ai nhiều đến mấy,
Chớ có mà kể công,
Ơn ai nhẹ như bông,
Lòng mình luôn mang nặng.
Đời đắng cay, ngọt mặn,
Người lúc nhục, lúc vinh,
Những kẻ luôn vì mình,
Chính là người cô độc.
- Cây nào chẳng có Lộc!
- Người nào chẳng có Nhân!
Trong ta có hai phần,
Bản năng và lí trí.
Bản năng hiện phần Con,
Phần Người là tình-lí,
Con người có suy nghĩ,
Cần biết rõ đúng sai.
Trời sinh người hai tai,
Để ta nghe hai lượt,
Nhưng miệng thì có một,
Để nói ít nghe nhiều.
Chớ có nên lắm điều,
Đừng coi mình là nhất,
Đời luôn có quy luật,
Mạnh, có kẻ mạnh hơn.
Lấy oán mà trả ơn,
Hận thù cao lên mãi,
Dùng ơn mà báo oán,
Hận thù dứt được ngay.
Cần học những điều hay,
Tránh xa bao điều dở,
Đừng điều ngoa, bợ đỡ,
Cuộc sống sẽ bình an.
(Đã đăng ở website cũ ngày 18-02-2014)
Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017
Em đi
(Tác giả Vũ Đức Cảnh)
Tặng cô Lê Hảo khi về
công tác cơ quan mới.
Em về trường mới, tôi trường
cũ, (*)
Buổi gặp chia tay chớm đầu thu,
Cõi lòng trống vắng người ở lại,
Thân dẫu cách xa, nghĩa đậm đà.
Cũ mới hai nơi đâu có xa,
Hai trường vẫn huyện Bình Giang ta,
Em về nơi ấy, "đi cho tiện"
Một bước đến nơi đỡ lấm chân.
Nơi ấy chị em chẳng mặc quần,
Mọi người mặc váy hở cả chân,
Trông như người mẫu lên sàn diễn,
Để lũ học sinh ngắm dàn tiên.
Chẳng còn đâu nữa buổi hàn huyên,
Em cứ ra đi chớ lo phiền,
Vắng em, chợ chẳng đông như trước,
Trẻ nó theo em vãn cả trường.
- Ra đi em có thấy vấn vương?
- Em nhớ thương ai nhất cả trường?
Anh nhìn qua mắt em, anh biết,
Em bảo: - Em thương tất cả trường!
Buổi gặp chia tay chớm đầu thu,
Cõi lòng trống vắng người ở lại,
Thân dẫu cách xa, nghĩa đậm đà.
Cũ mới hai nơi đâu có xa,
Hai trường vẫn huyện Bình Giang ta,
Em về nơi ấy, "đi cho tiện"
Một bước đến nơi đỡ lấm chân.
Nơi ấy chị em chẳng mặc quần,
Mọi người mặc váy hở cả chân,
Trông như người mẫu lên sàn diễn,
Để lũ học sinh ngắm dàn tiên.
Chẳng còn đâu nữa buổi hàn huyên,
Em cứ ra đi chớ lo phiền,
Vắng em, chợ chẳng đông như trước,
Trẻ nó theo em vãn cả trường.
- Ra đi em có thấy vấn vương?
- Em nhớ thương ai nhất cả trường?
Anh nhìn qua mắt em, anh biết,
Em bảo: - Em thương tất cả trường!
Chú thích:
(*) Trường mới của em nhưng là trường cũ của tôi.
Chuyện về hai bông lúa
(Tác giả Vũ Đức Cảnh)
Đăng lại từ web cũ của tôi vuduccanhgv.com
Thỉnh
thoảng đi dạy học, tôi thường đi tắt qua cánh đồng để đến trường. Trên cánh
đồng, tôi được ngửi hương lúa, ngắm thảm lúa đang ngả màu vàng xuộm. Thích nhất
là tôi lại được nghe cuộc trò chuyện thì thầm nhưng cũng không kém phần thú vị
của hai bông lúa.
Tạm gọi chúng theo hình
dáng của chúng: BÔNG LÚA CÚI ĐẦU và BÔNG LÚA ƯỠN NGỰC.
- Này anh bạn. Anh có
nhìn thấy gì xung quanh không? Bông
Lúa Ưỡn Ngực hỏi.
- Không, hình dáng của
tôi thế này thì làm sao mà nhìn được cái gì. Bông Lúa Cúi Đầu nói.
- Anh thấy không, tôi
nhìn thấy bầu trời xanh, thấy sóng lúa nhấp nhô, thấy đàn cò đang mải mê kiếm
ăn, .... và được hưởng làn gió mát mơn man cơ thể tôi. Bông Lúa Ưỡn
Ngực nói.
- Anh sướng thế còn gì,
còn tôi phải nuôi nấng đàn con đông đúc của tôi. Vì vất vả làm nuôi con mà lưng
tôi còng, hơn nữa làm tối làm ngày thì còn đâu mà ngắm mới nghía cái gì nữa. Bông Lúa Cúi Đầu nói.
- Này anh bạn, sao lúc
nào anh cũng phải khổ thế nhỉ? Cứ như tôi có thảnh thơi không. Bông Lúa Ưỡn Ngực hỏi.
- Không được anh ạ! Tôi
phải nuôi đàn con, để chúng lớn giúp ích cho đời. Vì thế lưng còng hay hình
dạng xấu xí hoặc không được ăn chơi tôi cũng chấp nhận. Tôi phải cống
hiến cho đời những đứa con của mình. Bông
Lúa Cúi Đầu nói.
- Ối dào! Cống với chả
hiến. Cứ biết cái đời mình sướng cái đã, hơi đâu mà lo cho người khác. Bông Lúa Ưỡn Ngực nói.
- Anh nghĩ sai rồi. Nuôi
đàn con để dâng gạo cho đời. Và cũng chính nuôi đàn con thì mình mới có các thế
hệ cháu chắt nữa chứ. Tôi nghĩ việc làm của tôi chỉ có đời mới phán xét được
thôi. Còn anh, anh chẳng phải nuôi đứa con nào nên anh cứ chổng ngược giữa
trời, anh kiêu hãnh, anh biết mọi thứ nhưng anh chẳng giúp được gì cho đời.
- ?!?
Lời bàn: Bông lúa uốn mình bao giờ cũng
là bông lúa nhiều hạt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)