Bà ngoại
tôi mất đã gần 20 năm rồi. Nếu còn sống năm nay bà đã 100 tuổi. Sinh thời, bà
tôi không biết chữ. Tuy không biết chữ nhưng bà thuộc rất nhiều thơ ca, hò
vè, ... Bà luôn răn dạy chúng tôi những điều hay lẽ phải trong cuộc sống thường
ngày. Cứ đến gần ngày nhà có Giỗ hay gần Tết, bà tôi lại thường hay mang câu
chuyện này ra để nhắc nhở chúng tôi. Bà nhắc chúng tôi :"Ngày Giỗ, ngày Tết
cụ kị ông bà về vui cùng con cháu nên trong nhà mọi người phải vui vẻ, không
được cãi chửi nhau to tiếng. Nếu không, cụ kị, ông bà sẽ không vui". Không xét đến khía cạnh
thật hay giả nhưng những lời của bà trong câu chuyện này làm cho tôi rất thấm
thía. Tôi vẫn thường giữ đúng những lời bà nhắc nhở mỗi khi nhà có Giỗ, Tết.
Lời bà ngoại, tôi xin biên soạn lại thành một câu chuyện cho mọi người dễ hiểu.
-----------------**@**---------------
Trời đã tối, người
khách ấy vẫn mải miết đi. Ông càng đi vội hơn để kịp về nhà vì nhà ông còn xa.
Nhưng bước chân người không thắng nổi bước chân của thời gian, trời đã tối.
Cách chỗ ông không
xa, nhà cửa san sát, tiếng cười nói râm ran. Ông xin ngủ trọ tại nhà một người
đàn ông nọ. Trước khi đi ngủ, ông đi vòng quanh nơi ông trọ một vòng. Có
điều lạ mà ông thấy là gần như nhà nào cũng chỉ có một người ở (đàn ông hoặc đàn bà, hiếm có nhà
nào có cả đàn ông và đàn bà).
Khi đang mơ màng
sau một ngày đi lại vất vả, ông nghe tiếng những người hàng xóm hỏi ông chủ
nhà:
- Ông T... đi ăn cỗ có to không? Con
cháu về đông đủ không?
- To tát cái gì, chúng nó toàn đồ mất
dạy cả! - Ông T... trả lời.
- Sao lâu mới về mà lại giận dỗi con
cháu thế? - Người hàng xóm
hỏi.
- Bực quá ông ạ! Đi về ăn cỗ nhưng
tôi có cái gì vào bụng đâu, vẫn đói đây này.- Ông T... trả lời.
- Chúng nó không làm cỗ cúng ông à? - Người hàng xóm hỏi
- Có, chúng mổ nhiều gà,
chim, ... để cúng ngày giỗ của tôi. Nhưng vợ chồng chúng lại cãi nhau, đánh
nhau lộn cả lên, tôi buồn nên chẳng ăn được cái gì! - Ông T... trả lời.
- Làm sao chúng cãi nhau? - Người hàng xóm hỏi.
- Có gì đâu ông ơi.
Thằng Q... chồng nó mổ gà ở cầu ao. Mải làm, con dao rơi xuống nước lúc nào
không biết. Không tìm thấy dao, chồng gắt vợ, vợ cãi chồng. Thế là chúng cãi
nhau to. Tôi vui gì khi ngày giỗ của tôi mà chúng cãi nhau. Thử hỏi tôi ăn làm
sao được? - Ông T... giãi bày.
Ông khách nghe được hết câu chuyện
đó trong giấc ngủ mơ màng của mình.
Sáng hôm sau tỉnh
dậy, ông thấy mình nằm trơ trên một chiếc mộ dài, bên cạnh xe máy, đồ đạc còn
nguyên. Hoá ra tối qua, ông đã ngủ nhờ nhà của những người âm mà không biết.
Nhớ lại giấc mơ đêm
qua, nhìn lại bia mộ có tên và ngày mất cùng quê quán của người mất. Ông
quyết định trở lại ngôi làng đó. Hỏi thăm đúng nhà ông Q....
Ông khách hỏi ông Q...:
- Hôm qua là ngày giỗ cụ T... bố đẻ
ra ông phải không?
- Vâng! Đúng thế! Có điều gì không
bác? - Ông Q... hỏi lại.
- Ông đánh mất con dao và vợ chồng
ông cãi nhau to phải không? -Ông
khách hỏi ông Q...
- Đúng vậy bác ạ! - Ông Q... hỏi lại.
- Ông hãy xuống chân cầu ao mà mò, sẽ
thấy con dao bị mất! - Ông
khách bảo.
Ông Q... lo sợ lội xuống chân cầu ao
và mò lên được con dao mổ gà đánh mất từ hôm qua.
- Bác là thầy bói, thầy phù thuỷ cao
tay phải không? - Ông
Q... hỏi.
- Tôi chẳng là thầy
bói, thầy phù thuỷ gì đâu.
Rồi ông khách kể lại cho ông Q nghe đầu đuôi
câu chuyện mình ngủ nhờ đêm qua và những gì mình đã nghe được về cuộc trò
chuyện của linh hồn cụ T... (bố ông Q...) với các linh hồn khác vào đêm qua.
Vợ chồng ông Q... ngồi nghe mà run
sợ.
Họ bảo nhau đi sửa
soạn lại một mâm cơm để cúng bố mình vì hôm qua là ngày giỗ của bố ông nhưng vợ
chồng ông cãi nhau nên bố ông buồn không ăn uống gì được.
Xin cho nhận xét, bình luận vào đường dẫn Không
có nhận xét nào: ở bên dưới của bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét