Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Chuyện Lừa và Ngựa

                                                                                         (Tác giả Vũ Đức Cảnh)

          Niềm vui đem chia sẻ với mọi người thì vui gấp lên nhiều lần. Nỗi buồn (gánh nặng) chia sẻ với mọi người thì nó sẽ giảm đi nhiều lần.
         Chuyện kể rằng, Ngựa và Lừa cùng là vật nuôi trong gia đình một ông chủ. Nói cách khác, chúng phục vụ cùng một chủ. Vì thân phận sinh ra khác nhau nên chúng cũng được giao những việc khác nhau phù hợp với sở trường của chúng. Ngựa thì nhanh nhẹn nên được người chủ cưỡi mỗi khi đi công việc. Lừa thì không nhanh nhẹn bằng Ngựa nhưng bù lại nó có phù hợp với việc mang vác nặng. Vì vậy nó hay chuyên chở các đồ đạc mỗi khi ông chủ đi công việc.

           Một hôm, ông chủ đi mua hàng ngoài chợ. Ông chủ mua nhiều đồ quá, chất hết lên lưng Lừa. Ngựa thì chỉ chở mình ông chủ nhẹ tênh trên lưng nên nó không bị mệt. Lừa đi những bước nặng nề, cầu khẩn Ngựa hãy san sẻ bớt gánh nặng giúp mình. Ngựa dửng dưng bảo rằng, việc ai người ấy làm. Lừa vì làm việc nhiều vất vả, cộng với chuyến hàng hôm nay đã vắt kiệt sức của nó nên nó ngã lăn ra chết. Thế là ông chủ bèn chất hết đồ đạc lên lưng Ngựa. Từ nay Ngựa phải thay Lừa gánh vác cả ông chủ và hàng hoá, đồ đạc. Sau khi Lừa chết, Ngựa hối hận, nếu mình biết san sẻ công việc với Lừa thì đâu đến nỗi khổ như thế này.


         

          Nói câu chuyện Lừa - Ngựa ra để răn đời đó thôi.

          Nhưng thời nay những điều ngược với câu chuyện trên lại có nhiều. Một số người thích oai, thích to, thích nổi bật, ...., coi mình lúc nào cũng phải nhất, không bao giờ chịu đứng thứ nhì. Mọi việc dù to, dù nhỏ ôm hết, quyết hết,... bởi họ sợ chia việc cho người khác lại sợ phải chia sẻ bổng lộc. Phân việc cho người khác phụ trách sợ bị lộ chuyện về tiền nong. Vì vậy, dù các cụ có câu:"Ôm rơm rặm bụng" nhưng họ chấp nhận ôm cả gai chứ chẳng ôm rơm.
          Những người ấy không chịu san gánh nặng trên vai mình cho người khác gánh hộ, chỉ vì mỗi chữ "oai", chỉ vì coi mình là nhất. Nếu san cho người khác thì sợ họ làm hỏng việc.
          Một người không thể làm một lúc được nhiều việc. Cho nên công việc ì ạch, bê trễ, quản lí không nổi,... trong khi đó những người xung quanh thì chơi dài. Khi xảy ra chuyện chẳng có ai chịu trách nhiệm hộ cả, vì một mình mình ôm thì mình mình chịu cả. Không đổ tại ai được.
          Con Ngựa nó không chịu mang vác cho con Lừa, đến khi con Lừa chết thì Ngựa phải è cổ ra mà gánh nặng cả phần mình lẫn phần Lừa.
          Xét thấy những người như thế là những người dại (không dám nói họ Ngu). Các cụ có câu:"Ăn một mình đau tức, làm một mình cực thân" và  "Tham thì thâm" - Điều đó quả không sai.

          Trong tự nhiên có những điều nó cứ trái ngược là vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét